CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TU BỔ DI TÍCH

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích là gì, ai cần phải có chứng chỉ này, giấy tờ, thủ tục cấp và nơi cấp chứng chỉ nghề tu bổ phục hồi di tích. Tất cả thắc mắc trên, trong bài này, viện đào tạo Thăng Long xin cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết về loại chứng chỉ này.

Những thông tin cần biết về chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

Nhiều bạn tham gia hoạt động xây dựng đối với các công trình di tích như thiết kế, giám sát, thi công xây dựng, nếu chỉ có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thôi thì chưa đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Ngoài chứng chỉ hành nghề HĐXD thì các bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích phù hợp. Dưới đây, xin thông tin tới bạn đọc những thông tin và điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ, phục hồi di tích theo quy định.

chung-chi-hanh-nghe-tu-bo-di-tich

Công trình di tích là gì

Công trình di tích là gì? Công trình di tích là công trình gắn với các di tích lịch sử, văn hóa. Theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng & bảo trì công trình xây dựng, phân loại công trình theo công năng sử dụng (tại Phụ lục I nghị định) thì công trình di tích là loại công trình văn hóa thuộc loại công trình dân dụng.

Chứng chỉ hành nghề tu bổ phục hồi di tích là gì?

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích là loại giấy phép năng lực được cấp để chứng nhận năng lực tu bổ, phục hồi di tích, giấy phép này được cấp cho các tổ chức tham gia các hoạt động trùng tu di tích. Theo thông tu 18 của BVH, Thể Thao & du Lịch quy định, các tổ chức, cá nhân cần phải có chứng chỉ, giấy phép đủ điều kiện tham hoạt động tu bổ, phục hồi di tích mới được tham gia các hoạt động này để tránh gây hậu quả cho các di tích có giá trị lịch sử này.

Điều kiện khi hành nghề tu bổ di tích

Theo Luật di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, sửa đổi bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa 2001 quy định: “Các Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân” 

Như vậy, khi các cá nhân muốn đảm nhận các chức danh: chủ trì lập quy hoạch, chủ trì lập dự án, chủ trì tổ chức thi công. Hay nói cách khác, các chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công xây dựng làm việc tại các công trình di tích thì phải có chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích phù hợp theo quy định.

Các loại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

Ở trên chúng tôi đã phân tích, cá nhân, tổ chức muốn tham gia các hoạt động xây dựng, tu bổ, trùng tu di tích cần có giấy phép, chứng chỉ đúng pháp luật. Vậy chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm mấy loại?

chung-chi-hanh-nghe-tu-bo-trung-tu-di-tich

Theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm 04 loại sau đây:

  • Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích
  • Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.
  • Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.
  • Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích lịch sử.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

Công trình di tích là những công trình gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời và có giá trị vô cùng to lớn. Chính vì vậy, việc cấp chứng chỉ hành nghề  này cũng có những quy định cụ thể  như sau:

- Chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu tại Nghị định 61/2016/NĐ-CP , Ảnh 3x4, kèm theo mỗi loại chứng chỉ cần có 2 điều kiện cụ thể như sau:

a) Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

- Cần có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.

- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

- Cần có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.

- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích.

c) Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích:

- Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng.

- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích.

d) Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích:

- Cần có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích.

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ phục hồi di tích

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp chứng chỉ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích theo mẫu quy định tại nghị định 61
  • Bản sao công chứng các chứng chỉ hành nghề theo từng lĩnh vực cần cấp như: Chứng chỉ thiế kế, giám sát thi công, quy hoạch...
  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng
  • Bản sao công chứng chứng nhận bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích theo quy định
  • 2 ảnh màu 3x4 hoặc 4x6 mới nhất

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:

Các cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  Sở Văn hóa và Thể thao) các tỉnh và các đơn vị liên quan được ủy quyền.

Dịch vụ cấp chứng chỉ tu bổ di tích

Viện đào tạo Thăng Long, đơn vị được ủy quyền hỗ trợ thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ, phục hồi di tích trên Toàn Quốc. Quý doanh nghiệp, cá nhân muốn xin cấp giấy phép, chứng chỉ để đủ điều kiện hành nghề theo quy định vui lòng liên hệ HOTLINE:  0941.766.688 để được hỗ trợ:

  • Tiếp nhận, tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ phù hợp
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ tu bổ di tích theo quy định pháp luật
  • Hỗ trợ thủ tục thi lấy chứng chỉ
  • Hỗ trợ nhận và bàn giao chứng chỉ đến tận tay 
  • Dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp, giá tốt và nhanh nhất có thể